Nhật Bản là quốc gia hội tụ những tinh hoa văn hoá, tinh hoa này nhiều đến nỗi có thể hớp hồn bất kì một du khách nào khi có dịp ghé thăm đất nước. Đặc biệt, một trong số đó không thể không kể đến quốc tửu nổi tiếng: Rượu Sake – tên gọi chung của các loại rượu Nhật Bản, đóng vai trò quan trọng trong đời sống và văn hoá xứ Hoa Anh Đào trong suốt hai nghìn năm qua. Để hiểu hơn về quá trình sản xuất cũng như lịch sử hình thành, hãy để Sashimi Home giới thiệu Rượu Sake – Cách thưởng thức chuẩn như người Nhật trong bài viết dưới đây nhé!
Quá Trình Sản Xuất Rượu Sake Nhật
Sake trở thành thức uống quốc hồn Nhật Bản bởi quy trình sản xuất rượu Sake hầu như không thay đổi trong vòng 400 năm qua. Sake vốn được sản xuất theo kiểu thủ công, dưới sự chỉ đạo của một người nấu rượu chính giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên ngày nay, để tăng công suất sản xuất cũng như đơn giản hóa và giảm chi phí, nhiều hãng rượu lớn sử dụng máy móc để kiểm soát các công đoạn.
Đầu tiên rượu Sake được làm từ gạo sau khi qua quá trình chọn lọc kỹ lưỡng sẽ được xay xát thành tinh bột.Quá trình này sẽ loại bỏ đi bớt protein, chất béo và các tạp chất khác để tránh làm giảm chất lượng của rượu Sake. Tỷ lệ gạo xay xát khoảng 30 đến 65% so với ban đầu, đây là một thông số chủ yếu làm thước đo vị ngon của bốn loại rượu Nhật Bản nổi tiếng như Daiginjo, Ginjo, Honjozo, Junmai.
Qúa trình kéo dài từ 2 đến 3 ngày, gạo sẽ được mang đi rửa và ngâm trong một khoảng thời gian nhất định rồi đem nấu thành cơm. Quá trình nấu cơm sẽ được kéo dài khoảng 1 ngày để đảm bảo có một nguyên liệu lên men tuyệt hảo nhất.
Quy trình quan trọng nhất trong các giai đoạn nấu rượu sake Nhật Bản đó chính là lên men rượu bằng một loại vi nấm có tên là Koji. Người Nhật sẽ để cơm lên men với loại vi nấm này trong thời gian 35 đến 48 giờ để tinh bột bị phân hủy hết và chuyển hóa thành đường. Để có một mẻ rượu sake Nhật Bản ngon phải duy trì nhiệt độ cùng với độ ẩm trong hầm nấu rượu thích hợp và sẽ được theo dõi điều chỉnh liên tục 3 đến 4 giờ một lần nhằm đảm bảo độ thơm ngon đúng vị của rượu.
Sau quá trình lên men kĩ lưỡng cùng với vi nấm Koji sẽ đến công đoạn thúc đẩy quá trình lên men làm tăng thêm hương vị cho rượu Sake như:
- Công đoạn Moto: Đem vi nấm Koji, nấm men, cơm nấu hòa cùng với nước. Thời gian lên men của Moto vào khoảng 14 đến 28 ngày.
- Công đoạn Moromi: Tiếp tục hòa trộn thêm vi nấm Koji, cơm nấu và một lượng nước vào trong Moto thành 3 giai đoạn liên tục trong 4 ngày. Thời gian lênmen của Mormi khoảng 18 đến 32 ngày.
Hoàn tất quá trình lên men, rượu Sake thô sẽ được ép ra chia thành 2 loại rượu: Rượu trắng trong “Seishu” và rượu trắng có cạn “Sakekasu”. Sau đó tuỳ vào hãng sản xuất có thể cân nhắc việc có nên lọc rượu qua một loại than bột tinh chế hoặc không lọc để giữ lại nguyên vẹn hương vị tự nhiên, đặc trưng vốn có.
Và cuối cùng của việc nấu rượu là mang thành phẩm đi ủ một thời gian nhất định sẽ cho ra những bình rượu sake Nhật Bản nổi tiếng được đem đi xuất khẩu khắp nơi trên thế giới.
Lịch Sử Rượu Sake Nhật Bản
Theo sử sách người Nhật bắt đầu làm rượu Sake vào khoảng thời gian sau khi người ta bắt đầu trồng lúa nước vào thế kỷ 3 trước Công nguyên. Tài liệu đầu tiên viết về việc uống rượu Sake là vào khoảng năm 300 sau Công nguyên. Câu chuyện kể rằng người Nhật ham rượu, có phong tục uống rượu rồi nhảy múa ca hát, tuy nhiên lại không nhắc tới nguyên liệu hay phương pháp nấu rượu Sake.
Trong thời cổ Nhật Bản, việc sản xuất Sake có liên quan mật thiết tới cung đình và những đền thờ. Đó là lý do tại sao Sake thường kết hợp với những nghi thức và lễ hội tôn giáo.
Ngay cả ngày nay, Sake vẫn được sử dụng trong các nghi thức truyền thống tại Nhật. Đặc biệt người Nhật còn coi nó hơn cả một thức uống vì ngay từ thời cổ, rượu Sake đã được tôn trọng và ví như thức uống của thần linh, nên được đựng trong những món sứ trang trí đầy nghệ thuật hoặc những món gỗ để hương vị rượu lên men thơm nồng hơn.
Cách Thưởng Thức Rượu Sake Chuẩn Như Người Nhật
Tùy theo mùa và loại mà người ta sẽ chọn nhiệt độ nóng hay lạnh thích hợp khi thưởng thức Sake. Thông thường người ta dùng nhiệt trái mùa, Đông hâm nóng còn Hạ uống lạnh hoặc thường. Sake khi được hâm nóng tầm 50 độ trở lên sẽ được gọi là Atsukan và được đựng trong các bình gốm nhỏ Tokkuri, dùng chén nhỏ Choko.
Bên cạnh đó, nhiều loại Sake được chế biên riêng để uống bình thường hoặc thông thường thì bạn chỉ cần đặt rượu vào tủ lạnh là đã có thể thưởng thức uống sake lạnh rồi đó. Đây là cách thưởng thức đơn giản mà vẫn giữ được vị ngon đậm đà vốn có.
Về dụng cụ uống rượu, rượu Sake có thể uống bằng bất kỳ loại nào ví dụ như ly, đĩa nhỏ, tách sứ hoặc tách gỗ… Sake có thể hoà chung với cốc tai trái cây để uống, hoặc hoà chung với các loại rượu khác nùi để có một thứ hương vị tổng hợp, đa dạng.
Ngày nay rượu Sake đã không còn quá xa lạ đối với những tín đồ mê mẩn văn hoá ẩm thực đất nước Mặt Trời Mọc, bạn có thể tìm thấy rượu sake ở bất kỳ quán ăn, cửa hàng Nhật nào. Và đừng quên rằng chúng tôi đang sở hữu những món ăn ngon hấp dẫn không kém rượu Sake.
Khi thưởng thước rượu Sake, bạn không thể không có những miếng Sushi hay Sashimi trên bàn ăn được. Bạn đang tự hỏi rằng ở đâu bạn có thể thưởng thức những món Sushi và Sashimi ngon nhất Hà Nội? Đơn giản, bạn chỉ cần ngồi tại nhà và nhấc máy gọi vào hotline 02462766085 & 0936119794, Sushi hay Sashimi cứ để Sashimi Home lo. Chỉ trong vòng 30’ sau khi đặt hàng, bạn sẽ sở hữu cho mình những món ăn tươi sống đậm chất Nhật Bản để nhâm nhi với rượu Sake.